Tư vấn thiết kế: 0921.862.666
Giờ làm việc: 8h00 - 17h00 (Thứ 2 - CN)

Phong thủy

CÁCH BỐ TRÍ GƯƠNG SOI TRONG NHÀ THEO PHONG THỦY

Căn cứ theo Khoa học phong thủy, gương (kiếng) có vai trò rất quan trọng trong nhà. Nó có ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe, kinh tế cũng như sự may mắn của chủ nhân. Ngược lại, khi đặt gương sai vị trí sẽ gây không ít những phiền toái và bất lợi.     Vậy đặt gương thế nào là đúng phong thủy? Với những căn hộ chật hẹp, một tấm gương lớn sẽ giúp nhân đôi không gian Nên đặt gương gần cửa sổ Gương nên đặt gần cửa sổ để phản chiếu cảnh đẹp thiên nhiên bên ngoài. Hơn thế, việc đặt gương đúng vị trí thích hợp sẽ giúp luân chuyển năng lượng và các luồng khí trong nhà một cách dễ dàng. Trang trí bằng gương cũng là cách để tăng thêm chiều sâu và không gian cho căn nhà của bạn. Theo phong thủy, việc đặt gương cạnh bàn ăn sẽ giúp gia chủ phát đạt và gặp nhiều may mắn.     Bố trí gương để cải thiện không gian Gương nên đặt gần cửa sổ để phản chiếu cảnh đẹp thiên nhiên bên ngoài Trong trường hợp vừa bước vào nhà mà phải đối diện với bức tường thì nên treo một chiếc gương trên tường để cải thiện không gian chật hẹp. Gương có tác dụng làm tăng diện tích và tạo thêm ánh sáng cho không gian sống. Không đặt gương chiếu vào giường ngủ Không nên đặt gương chiều thẳng vào giường ngủ, vì theo thuyết phong thủy, khi ngủ không nên để bất cứ luồng sáng nào chiếu trực tiếp vào giường kể cả màn hình tivi. Tốt nhất không nên đặt gương trong phòng ngủ để giúp bạn có được giấc ngủ chất lượng.     Không nên đặt gương ở hành lang, tiền sảnh Không nên đặt gương ở hành lang hay tiền sảnh, không nên đặt gương chiếu thẳng vào phòng. Lý do: điều này vi phạm thuyết phong thủy và sẽ khiến nguồn năng lượng đi ra ngoài, chủ nhân sẽ không có được sức khỏe tốt. Không đặt gương phản chiếu vào bồn tắm hoặc tolet Đặt gương phản chiếu vào bồn tắm hoặc toilet cũng giống việc đặt gương phản chiếu vào giường ngủ, nó sẽ khiến luồng khí năng lượng đi ra ngoài thay vì tạo vòng luân chuyển. Chọn hướng khi đặt gương Nên đặt gương theo hướng đông nam, bắc và đông, bởi theo thuyết phong thủy, đặt gương theo hướng đông sẽ giúp cải thiện sức khỏe, đặt gương theo hướng đông nam sẽ có tác dụng giúp gia chủ làm ăn phát đạt và hướng bắc có tác dụng giúp gia chủ có đường công danh thuận lợi. Không nên đặt gương theo hướng Nam: Vì nó sẽ tương tác với lửa, mà gương được xem như một yếu tố của nước, vì vậy nước sẽ kỵ với lửa. Không nên để gương chiếu thẳng vào bếp Như đã nói, gương trong phong thủy được xem là một yếu tố của nước, mà bếp lại luôn có lửa. Chính vì thế, điều này là tối kỵ trong phong thủy. Không nên treo mảnh gương trong nhà Khi treo gương bạn hãy dùng cả tấm gương thay vì từng mảnh vì nó là dấu hiệu mang lại điềm xấu cho gia đình bạn. Các loại gương Trên thực tế có nhiều loại gương khác nhau, bạn có thể tham khảo những loại gương sau để lựa chọn một chiếc gương ưng ý cho gia đình. Gương thường: được định dạng bởi các hình dáng như ôvan, tròn, vuông… với viền được làm bằng các vật liệu gỗ, kim loại… Gương lõm: chủ yếu được sử dụng bên ngoài và được sản xuất để cho ra hình ảnh lộn ngược của vật thể. Gương lồi: thường được dùng như vật có chức năng bảo vệ, chủ yếu được sử dụng trong giao thông. Tuy nhiên, chúng cũng có thể được dùng bên trong ngôi nhà như một phần của yếu tố phong thủy giúp bảo vệ ngôi nhà. Đặc biệt: đối với loại gương bát quái, tuyệt đối không được sử dụng trong nhà.    

Chọn tuổi xây nhà và những điều cần biết khi xây nhà năm 2022

Hiện nay việc xem phong thủy và chọn thời gian động thổ, khởi công xây nhà không còn xa lạ gì với các  gia đình. Việc xem phong thủy và chọn thời điểm thích hợp để xây nhà có thể mang lại cho gia chủ nhiều tài lộc và may mắn trong cuộc sống. Vậy với năm 2022 , những tuổi nào sẽ hợp để xây nhà? Hãy cùng City Luxury Việt Nam tìm hiểu ngay nào. Có 3 yếu tố vô cùng quan trọng trong việc xem tuổi để xây nhà đó là Kim Lâu, Hoang Ốc và Tam Tai. Vì vậy khi lựa chọn tuổi xây nhà, gia chủ thường xem kĩ tuổi của mình có phạm phải những yếu tố trên không để có những tính toán cụ thể. Phong thủy nhà ở cho người mệnh Kim Phong thủy nhà ở toàn tập cho người mệnh Mộc     Vậy Kim Lâu, Hoang Ốc, Tam tai là gì ? Phạm phải Kim Lâu Theo phong thủy thì gia chủ phạm phải Kim Lâu thì được khuyên không nên xây nhà vì: Tuổi Kim Lâu 1( Kim Lâu Thân): Nếu gia chủ làm nhà vào tuổi này thì bản thân sẽ gặp những chuyện không tốt ( ốm đau, bệnh tật, tai nạn….. có thể ảnh hưởng tới tính mạng) nên rất kị việc làm nhà khi phạm tuổi này. Tuổi Kim Lâu 3 ( Kim Lâu Thê): Làm nhà vào tuổi này sẽ mang tai họa đến cho vợ. Tuổi Kim Lâu 6 (Kim Lâu Tử): Làm nhà vào tuổi này sẽ mang họa đến cho con. Tuổi Kim Lâu 8 (Kim Lâu Lục Súc): Hại cho vật nuôi, làm ăn thất bát.   Phạm phải Hoang Ốc Theo dân gian, Hoang Ốc có nghĩa là ngôi nhà hoang. Nhà hoang là nơi ma quỷ hay lui đến vì vậy nên tránh làm nhà năm phạm phải Hoang Ốc.   Phạm phải Tam Tai Năm gia chủ phạm phải Tam Tai mà làm nhà thì sẽ gặp những điều không may mắn dễ mang họa không lường trước được. Hướng dẫn tra cứu tuổi không phạm Kim Lâu, Hoang Ốc, Tam Tai trong năm 2022.     Vậy nên sau đây, City Luxury Việt Nam sẽ gửi tới quý vị cách tra cứu tuổi trong năm 2022 Kim Lâu Hoang Ốc Tam Tai ·         1952: 71 tuổi (Nhâm Thìn) ·         1952: 71 tuổi (Nhâm Thìn) ·         1953: 70 tuổi (Quý Tỵ) ·         1953: 70 tuổi (Quý Tỵ) ·         1953: 70 tuổi (Quý Tỵ) ·         1954: 69 tuổi (Giáp Ngọ) ·         1955: 68 tuổi (Ất Mùi) ·         1955: 68 tuổi (Ất Mùi) ·         1955: 68 tuổi (Ất Mùi) ·         1956: 67 tuổi (Bính Thân) ·         1956: 67 tuổi (Bính Thân) ·         1957: 66 tuổi (Đinh Dậu) ·         1958: 65 tuổi (Mậu Tuất) ·         1959: 64 tuổi (Kỷ Hợi) ·         1958: 65 tuổi (Mậu Tuất) ·         1960: 63 tuổi (Canh Tý) ·         1961: 62 tuổi (Tân Sửu) ·         1959: 64 tuổi (Kỷ Hợi) ·         1962: 61 tuổi (Nhâm Dần) ·         1962: 61 tuổi (Nhâm Dần) ·         1961: 62 tuổi (Tân Sửu) ·         1964: 59 tuổi (Giáp Thìn) ·         1964: 59 tuổi (Giáp Thìn) ·         1962: 61 tuổi (Nhâm Dần) ·         1965: 58 tuổi (Ất Tỵ) ·         1965: 58 tuổi (Ất Tỵ) ·         1963: 60 tuổi (Quý Mão) ·         1967: 56 tuổi (Đinh Mùi) ·         1968: 55 tuổi (Mậu Thân) ·         1965: 58 tuổi (Ất Tỵ) ·         1969: 54 tuổi (Kỷ Dậu) ·         1970: 53 tuổi (Canh Tuất) ·         1966: 57 tuổi (Bính Ngọ) ·         1971: 52 tuổi (Tân Hợi) ·         1971: 52 tuổi (Tân Hợi) ·         1967: 56 tuổi (Đinh Mùi) ·         1974: 49 tuổi (Giáp Dần) ·         1974: 49 tuổi (Giáp Dần) ·         1969: 54 tuổi (Kỷ Dậu) ·         1976: 47 tuổi (Bính Thìn) ·         1977: 46 tuổi (Đinh Tỵ) ·         1970: 53 tuổi (Canh Tuất) ·         1978: 45 tuổi (Mậu Ngọ) ·         1979: 44 tuổi (Kỷ Mùi) ·         1971: 52 tuổi (Tân Hợi) ·         1980: 43 tuổi (Canh Thân) ·         1980: 43 tuổi (Canh Thân) ·         1973: 50 tuổi (Quý Sửu) ·         1982: 41 tuổi (Nhâm Tuất) ·         1983: 40 tuổi (Quý Hợi) ·         1974: 49 tuổi (Giáp Dần) ·         1983: 40 tuổi (Quý Hợi) ·         1986: 37 tuổi (Bính Dần) ·         1975: 48 tuổi (Ất Mão) ·         1985: 38 tuổi (Ất Sửu) ·         1988: 35 tuổi (Mậu Thìn) ·         1977: 46 tuổi (Đinh Tỵ) ·         1987: 36 tuổi (Đinh Mão) ·         1989: 34 tuổi (Kỷ Tỵ) ·         1978: 45 tuổi (Mậu Ngọ) ·         1989: 34 tuổi (Kỷ Tỵ) ·         1992: 31 tuổi (Nhâm Thân) ·         1979: 44 tuổi (Kỷ Mùi) ·         1991: 32 tuổi (Tân Mùi) ·         1995: 28 tuổi (Ất Hợi) ·         1981: 42 tuổi (Tân Dậu) ·         1992: 31 tuổi (Nhâm Thân) ·         1997: 26 tuổi (Đinh Sửu) ·         1982: 41 tuổi (Nhâm Tuất) ·         1994: 29 tuổi (Giáp Tuất) ·         1998: 25 tuổi (Mậu Dần) ·         1983: 40 tuổi (Quý Hợi) ·         1996: 27 tuổi (Bính Tý) ·         2001: 22 tuổi (Tân Tỵ) ·         1985: 38 tuổi (Ất Sửu) ·         1998: 25 tuổi (Mậu Dần) ·         2003: 20 tuổi (Quý Mùi) ·         1986: 37 tuổi (Bính Dần) ·         2000: 23 tuổi (Canh Thìn) ·         1952: 71 tuổi (Nhâm Thìn) ·         1987: 36 tuổi (Đinh Mão) ·         2001: 22 tuổi (Tân Tỵ) ·         1953: 70 tuổi (Quý Tỵ) ·         1989: 34 tuổi (Kỷ Tỵ) ·         2003: 20 tuổi (Quý Mùi) ·         1955: 68 tuổi (Ất Mùi) ·         1990: 33 tuổi (Canh Ngọ) ·           ·           ·         1991: 32 tuổi (Tân Mùi) ·           ·           ·         1993: 30 tuổi (Quý Dậu) ·           ·           ·         1994: 29 tuổi (Giáp Tuất) ·           ·           ·         1995: 28 tuổi (Ất Hợi) ·           ·           ·         1997: 26 tuổi (Đinh Sửu) ·           ·           ·         1998: 25 tuổi (Mậu Dần) ·           ·           ·         1999: 24 tuổi (Kỷ Mão) ·           ·           ·         2001: 22 tuổi (Tân Tỵ) ·           ·           ·         2002: 21 tuổi (Nhâm Ngọ) ·           ·           ·         2003: 20 tuổi (Quý Mùi)   CÁC TUỔI ĐẸP ĐỂ XÂY NHÀ NĂM 2022 Sau khi loại trừ các tuổi phạm phải Kim Lâu, Hoang Ốc, Tam Tai, thì các tuổi sau đây là các tuổi đẹp nhất để động thổ năm 2022: 1955 (Ất Mùi) 1962 (Nhâm Dần) 1965 (Ất Tỵ) 1971(Tân Hợi) 1974 (Giáp Dần) 1983 (Quý Hợi) 1989 (Kỷ Tỵ) 1998 (Mậu Dần) Tuy nhiên đối với những gia chủ có tuổi phạm phải Kim Lâu, Hoang Ốc, Tam Tai mà vẫn muốn xây nhà hoặc bắt buộc phải xây, thì gia chủ hoàn toàn có thể mượn tuổi để làm nhà.   HƯỚNG DẪN MƯỢN TUỔI ĐỂ LÀM NHÀ   Những điều cần biết khi mượn tuổi làm nhà Gia chủ nên ưu tiên mượn tuổi những người có những đặc điểm sau: Người nằm trong các tuổi Tam Hợp, Nhị Hợp. Người cao tuổi hơn, khỏe mạnh, chức vụ cao hơn của mình. Người có vai vế trong họ hàng, gia đình hòa thuận, làm ăn phát đạt. Người có phúc đức, con cháu nhiều, ngoan, …   Hướng dẫn cách mượn tuổi xây nhà Trước khi động thổ xây nhà, gia chủ làm giấy tờ bán nhà tượng trưng cho người được mượn tuổi. Khi động thổ, người được mượn tuổi phải thay gia chủ tiến hành những thủ tục trong buổi động thổ. Trong thời gian làm lễ, gia chủ không được có mặt tại khu vực hành lễ. Các công đoạn quan trọng trong giai đoan thi công, người được mượn tuổi tiếp tục thay mặt gia chủ làm lễ và gia chủ tiếp tục không được có mặt. Khi nhập trạch , người được mượn tuổi làm nốt các thủ tục rồi bàn giao lại cho chủ nhà. Gia chủ làm lại giấy tờ mua lại nhà với giá cao hơn và khấn cầu lễ Nhập Trạch

Phong thủy nhà ở toàn tập cho người mệnh Mộc

I. Tính cách, tình duyên, công việc của người mệnh Mộc 1. Đặc điểm của người mệnh Mộc Những người mạng Mộc có năm sinh như sau: Nhâm Ngọ 1942, 2002 Quý Mùi 1943, 2003 Canh Dần 1950, 2010 Tân Mão 1951, 2011 Mậu Tuất 1958, 2018 Kỷ Hợi 1959, 2019 Nhâm Tý 1972, 2032 Quý Sửu 1973, 2033 Canh Thân 1980, 2040 Tân Dậu 1981, 2041 Mậu Thìn 1988, 2048 Kỷ Tỵ 1989, 2049   2. Tính cách người mệnh Mộc Trong những quan niệm cổ về phong thuỷ, người mệnh Mộc luôn tươi tắn, khoẻ khoắn, yếu tố Mộc luôn đem đến những nguồn năng lượng mới đến cho sức khoẻ, sự sống và sự sinh trưởng. Người thuộc mệnh Mộc rất năng nổ, thích thám hiểm, ngay thẳng, nhiệt tình, chủ động, luôn có mục đích và ghét lẩn tránh. Họ là những người có tính hướng ngoại cao, có tinh thần vì tha nhân, nên rất hay được người khác thương giúp. Tích cực – có bản tính nghệ sĩ, làm việc nhiệt thành. Tiêu cực – thiếu kiên nhẫn, dễ nổi giận, thường bỏ ngang công việc. 3. Công việc, tình duyên với người mệnh mộc Mệnh Mộc với mệnh Thủy là 2 hành tương sinh, mệnh Thổ (Thổ hao Mộc lợi) tương khắc với mệnh Kim và Hỏa. Theo đó, hành Thủy là hành tương sinh với Mộc nên rất tốt cho gia chủ mệnh Mộc. Có thể chọn hợp tác với mệnh Thổ vì Mộc có thể khắc chế được Thổ, nhưng về mặt đại lợi sẽ không tốt, cây hút dinh dưỡng của đất, cây tốt đất phải cằn. Đồng thời, không nên chọn hợp tác người mệnh Hỏa vì chỉ có lợi cho Hỏa mà không mang lại lợi lộc cho Mộc. Trong 6 khung hình Mộc chỉ có Bình Địa Mộc (cây trên đất bằng) không sợ Kim (Kim khắc Mộc) mà còn cần hòa hợp mới thành vật hữu dụng (cưa, búa đẽo gọt cây thành vật để dùng như tử, bàn, ghế). Những loại Mộc còn lại như Tùng Bá Mộc (câ tùng già), Dương Liễu Mộc (cây dương liễu), Tang Đố Mộc (cây dâu tằm), Thạch Lựu Mộc (cây mọc trên đá) và Đại Lâm Mộc (cây trong rừng già) đều sợ Kim, nếu phối hợp sẽ tử biệt hay nghèo khổ suốt đời. Những loại cây trong rừng (Đại Lâm, Tùng Bá), những cây sống chùm gửi (Thạch Lựu), cây còi (Dương Liễu) rất hay bị đốn chặt, khai hoang. Do đó, người mang mệnh Mộc cần lựa chọn đối tác, vợ chồng mang mệnh Thủy, tránh mệnh Kim để công việc, gia đình thuận hòa, phát triển lâu dài. Ngành nghề thuộc hành Mộc: gồm có lâm nghiệp, nông nghiệp, sản xuất, làm vườn, trang trí nội thất hay những ngành nghề liên quan đến nước như: nước giải khát, mỹ phẩm, hóa chất, thủy hải sản tươi sống ...    II. Phong thủy nhà ở với người mệnh Mộc 1. Hướng nhà Hướng tốt về phong thủy cho người mệnh Mộc  là các hướng: Đông, Nam và Đông Nam. Trong trường hợp không thể thay đổi hướng cho phù hợp với mệnh Mộc của mình thì có thể áp dụng các biện pháp hóa giải để tránh những điều xấu: - Sử dụng cánh cửa khác hợp hướng nhiều hơn để tránh cửa chính sử dụng quá nhiều để năng lượng xấu ít có cơ hội vào nhà bạn hơn. - Sử dụng gương bát quái lắp ở phía trên cửa hay trang trí vật phẩm phong thủy bằng những loại tránh trấn thủy ở của ra vào như: Quan thế Âm Bồ Tát, tượng Quan Công… để tăng năng lượng bảo vệ gia đình bạn. - Hành Mộc thuộc hướng Đông và Đông Nam, vì vậy nên để chậu cây thật hoặc cây giả ở những góc này - Sử dụng vật khắc chế sức mạnh của hướng. Ví dụ: Nếu người mệnh Mộc có nhà hướng Tây, Tây Bắc thuộc hành Kim khắc với Mộc. Muốn khắc chế mệnh Kim thì có thể dùng các vật phẩm thuộc mệnh Hỏa, màu sắc thuộc mệnh Hỏa để khắc chế sức mạnh của Kim. 2. Màu sắc hợp hợp mệnh Mộc Người mệnh Mộc có thể dùng màu tương hợp thuộc hành Mộc, hoặc màu tương sinh thuộc hành Thủy như: xanh lá, nâu, xanh lam, vàng nhạt, đen, tuy nhiên có hai màu nhiều ưu điểm nhất là nâu và xanh lá. Màu nâu là màu của gỗ, tốt cho các cung Tài Lộc, cung Gia Đạo, cung Danh Vọng, chỉ riêng dùng màu sắc đã mang đến tài lộc cho gia chủ. Người mệnh Mộc nên chọn màu nâu cho kệ trưng bày sản phẩm, cửa ra vào, cho backdrop và quầy thu ngân nếu làm kinh doanh. Tuy nhiên, việc lạm dụng một màu nhiều lại làm giảm tham vọng và mục đích sống của gia chủ, vì thế hạn chế sử dụng toàn màu nâu trong nhà. Do Thủy sinh Mộc, vì thế bạn có thể dùng màu nâu socola kết hợp với xanh lơ (màu sắc này hiện đại và đang là xu hướng nội thất hiện nay) để trang trí nhà cho người mệnh Mộc. Ngoài ra các gam màu socola, café, cũng trẻ trung và thuộc hành Mộc. Xanh lá là màu rất tốt cho mệnh Mộc, mang đến cảm giác thư thái trong lành, là tượng trưng cho khởi đầu mới, ảnh hướng tốt đến sức khỏe, đẩy lùi lo lắng và lấy lại cân bằng. Màu xanh còn chỉ cây rừng và cũng là màu tượng trưng cho mùa xuân, hy vọng. Dùng màu xanh lá trong nội thất dễ nhất chính là cây xanh. Ngoài ra các đồ trang trí như bàn, ghế, bảng hiệu dùng màu xanh cũng rất đẹp. 3. Vật phẩm phong thủy trang trí Chất liệu trang trí phù hợp với mệnh Mộc là các loại đồ gỗ, tre, giấy, các loại cây hoa cảnh, vật dụng có hoa văn cây lá, hay đường uốn lượn. Người mệnh Mộc có dùng những đồ điêu khắc tinh xảo bằng gỗ, sử dụng bình hoa giấy hay hoa gỗ… Không nên trang trí vật nhọn, góc cạnh trong nhà vì tất cả các vật sắc nhọn, góc canh là thuộc hành Hỏa, Hỏa làm giảm năng lượng của Mộc (Hỏa không có tính chất 'dưỡng' Mộc), không hề tốt cho gia chủ.   Trang trí nhà ở Để kích hoạt Thủy khí, gia chủ có thể sử dụng lối đi quanh co, bàn ghế đồ vật nên có hoa văn trang trí lượn sóng.     - Phòng khách: có thể dùng bể cá, phong thủy luân hoặc chậu thủy tinh thả hoa tươi. - Phòng ngủ:nên tạo không gian ấm cúng, riêng tư với gam màu dịu mát như xanh lá, nhẹ nhàng thanh thản, giúp giải phóng mọi lo toan hàng ngày. Khi kê giường ngủ nên chọn hướng Bắc vì Bắc là Thủy, Thủy sinh Mộc rất tốt cho gia chủ. Màu xanh cũng là màu giúp gia chủ mệnh Mộc năng động, nhiều sức sống, mang lại may mắn. Ngoài ra, gia chủ cũngnên có gương để Thủy dưỡng Mộc, ốp trần thạch cao, hoặc gỗ hình uốn lượn, hàng rào gỗ, sắt có những bông hoa bằng sắt. - Nhà bếp: Mộc sinh Hỏa vì thế chọn những màu hành Mộc như bàn ăn bằng gỗ nâu, gỗ vàng, hoặc gỗ sơn màu xanh tươi mát rất tốt cho gia chủ. Nếu nhà rộng rãi hoặc ở nhà chung cư, cần sử dụng vách ngăn, gia chủ nên chọn vách ngăn bằng kính mờ hoặc vách ngăn có kết hợp thác nước, trồng nhiều cây xanh hoặc làm hòn non bộ. Tuy nhiên cái gì quá cũng không tốt, quá nhiều nước sẽ khiến cây ngập ủng (đa Thủy úng Mộc), khi trang trí gia chủ nên sử dụng các vật phẩm, màu sắc khác để tạo sự cân đối cho ngôi nhà của mình, tránh sử dụng các loại đá quý, trang sứ có màu của hành Kim, gây tổn hao, đau ốm. 4. Lưu ý khi chọn mua nhà hoặc chung cư cho người mệnh Mộc Nên ưu tiên chọn các số 1, 6 tượng trưng cho hành Thủy (tương sinh), số 3, 8 cho hành Mộc. Tránh số 4, 9 tượng trưng cho hành Kim, số 2, 7 tượng trưng cho hành Hỏa.  

Facebook Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng City Luxury Việt Nam Zalo Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng City Luxury Việt Nam Messenger Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng City Luxury Việt Nam