Tư vấn thiết kế: 0921.862.666
Giờ làm việc: 8h00 - 17h00 (Thứ 2 - CN)

Kinh nghiệm thiết kế

MỨC THUẾ XÂY DỰNG PHẢI ĐÓNG KHI XÂY NHÀ Ở

Mức thuế xây dựng phải đóng khi xây nhà ở khi xây dựng nhà ở có 2 trường hợp nộp thuế tùy theo từng đối tượng mà bạn phải nộp các loại thuế khác nhau. Nếu như bạn tự mua vật tư, tự mướn người về xây dựng thì bạn sẽ là người phải kê khai và nộp thuế. Còn nếu như bạn thuê 1 bên thầu trọn gói việc xây nhà cho mình thì người chủ thầu đó sẽ là người phải đi nộp thuế xây dựng. Và các loại thuế phải nộp khi xây dựng nhà ở và các mức độ thuế cụ thể như sau: Những loại thuế và lệ phí khi xây dựng nhà ở tư nhân phải nộp theo pháp luật hiện hành Thuế môn bài Đầu tiên đó chính là thuế môn bài. Thuế này sẽ được thu trực tiếp hàng năm. Thuế môn bài dựa trên doanh thu của năm kinh doanh trước đó hoặc số vốn đã đăng ký trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của bạn với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Và mức độ thu phí sẽ được phân bậc và phụ thuộc vào từng địa phương cụ thể. Thuế này là dành cho đối tượng là tổ chức hay cá nhân có tiến hành hoạt động sản xuất hoặc kinh doanh. Chính vì vậy mà nếu bạn tự mua vật liệu và thuê nhân công,… thì bạn phải tự kê khai và đóng thuế môn bài. Còn nếu bạn thuê nhà thầu trọn gói thì nhà thầu đó phải đóng thuế môn bài. Thuế giá trị gia tăng (GTGT): Theo quy định của luật thuế GTGT và luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 và được sửa đổi năm 2013 thì thuế GTGT được tính khi xây dựng nhà ở tư nhân như sau: Khi cá nhân hay tổ chức có tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thì sẽ phát sinh thuế GTGT và thuế thu nhập doanh nghiệp. Mà hoạt động xây dựng nhà ở cũng được tính là một hoạt động xây dựng có phát sinh dịch vụ xây dựng nhà ở. Chính vì vậy mà bạn nên phải tiến hành kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng. Và đối tượng phải kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng sẽ là người nhận thầu xây dựng nhà ở tư nhân hoặc là chủ hộ nếu như tự mua và thuê nhân công. Bên cạnh đó nếu như bạn thuê đơn vị thầu trọn gói thì bạn cần phải đảm bảo được rằng việc nộp thuế giá trị gia tăng này được ghi rõ trong hợp đồng xây dựng nhà ở của bạn ký với chủ thầu. Thuế thu nhập cá nhân (TNCN): Theo thông tư số 92/2015/TT-BTC của bộ Tài chính thì việc xây dựng nhà ở là một loại dịch vụ và những người tiến hành thực hiện công việc xây dựng là cá nhân thực hiện kinh doanh dịch vụ xây dựng và lắp đặt chính vì vậy nên phải thực hiện việc nộp thuế như đối với cá nhân kinh doanh. Nếu như bạn tự thuê nhân công thì những nhân công đó phải được kê khai và nộp thuế thu nhập cá nhân nếu như không thuộc trường hợp được miễn, giảm. Còn thuê chủ thầu thì bên chủ thầu phải có trách nhiệm tính thuế và nộp cho những người lao động đó (có tính trừ vào lương, nếu như có phát sinh nộp). Lệ phí trước bạ hoàn công xây dựng: Ngoài thuế môn bài, thuế GTGT và thế TNCN thì khi xây dựng nhà ở bạn còn có thể phải chịu thêm lệ phí hoàn công khi tiến hành thực hiện thủ tục hoàn công nhà ở. Tức là khi hoàn thiệnc công trình, khai báo và xin cấp giấy hoàn công để tiến hành thủ tục đăng ký biến động đất đai – tăng thêm ngôi nhà vào Giấy chứng nhận sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác ở trên đất nhà bạn. Tuy nhiên dựa vào quy định khoản 11 Điều 9 Nghị định 140/2016/NĐ-CP quy định trường hợp miễn nộp thì khi hoàn công nhà ở riêng lẻ tư nhân thì không cần phải nộp lệ phí trước bạ. Cách tính thuế và lệ phí khi xây dựng nhà ở tư nhân Cách tính thuế môn bài: Theo thông tư 302/2016/TT-BTC của bộ tài chính thì mức đóng thuế môn bài khi xây dựng nhà ở tư nhân được tính như sau: - Đối tượng có thu nhập dưới 100 triệu/năm thì được miễn thuế môn bài. - Đối tượng có thu nhập từ 100 triệu đến 300 triệu/năm thì thuế môn bài cả năm là 300.000 đồng. - Đối tượng có thu nhập từ 300 triệu đến 500 triệu/năm thì thuế môn bài cả năm là 500.000 đồng. - Đối tượng có thu nhập trên 500 triệu/năm thì đóng thuế môn bài cả năm là 1.000.000 đồng. Cách tính thuế giá trị gia tăng (GTGT) Theo khoản 2 Điều 2 thông tư 92/2015/TT-BTC thì khi xây dựng nhà ở tư nhân thì mức thuế GTGT được tính như sau: Thuế GTGT = (Doanh thu tính thuế) x (Tỉ lệ % tính thuế GTGT) Trong đó các giá trị được tính như sau: - Doanh thu tính thuế GTGT Được tính bằng đơn giá nhân diện tích (nếu tính trên 1 đơn vị diện tích) hoặc bằng giá toàn bộ công trình hoặc bằng giá trị phần việc xây dựng phải thực hiện được xác định theo Hợp đồng xây dựng. Nếu hợp đồng xây dựng không cung cấp vật tư xây dựng thì doanh thu tính thuế chỉ tính bằng số tiền nhân công xây dựng mà gia chủ phải trả cho chủ thầu khi hoàn thành công trình. Nếu như trong hợp đồng xây dựng có thỏa thuận về giá nhưng giá không phù hợp với giá trị thực tại của địa phương thì cơ quan thuế sẽ thực hiện thu theo quy định pháp luật. Nếu như hoạt động xây dựng nhà ở tư nhân có sử dụng hóa đơn thì doanh thu tính thuế dựa trên hóa đơn và doanh thu khoán. - Tỉ lệ % tính thuế GTGT Được xác định như sau: Hợp đồng xây dựng nhà ở tư nhân có bao gồm cả cung cấp vật tư xây dựng: tỷ lệ 3%. Hợp đồng xây dựng nhà ở tư nhân không bao gồm cung cấp vật tư xây dựng: tỷ lệ 5%. Cách tính thuế thu nhập cá nhân (TNCN) Thuế TNCN = (Doanh thu tính thuế) x (Tỉ lệ TNCT trên doanh thu) x (Tỉ lệ thuế TNCN) (tạm thu 10%) Trong đó các giá trị được xác định như sau: - Doanh thu tính thuế TNCN Được tính bằng tất cả các khoản tiền phát sinh trong quá trình xây dựng. Cách xác định tương tự như đối với doanh thu tính thuế GTGT. - Tỉ lệ (%) thuế TNCN Được xác định áp dụng tỷ lệ tạm thu đó là 10%.

Thông gió và chuyện lan truyền tốt xấu ngôi nhà

Giếng trời chung cư có phải “nguồn” phát tán bệnh dịch, nên đóng kín các cửa ra vào để tránh lây nhiễm virus… hiện là các tranh luận chưa có hồi kết khi dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay. Dưới góc độ phong thủy, nhiệt khí hậu kiến trúc và kinh nghiệm dân gian, có thể chọn lọc ra những giải pháp khoa học và hợp với kiến trúc bền vững.   Nhìn lại nhà Việt xưa Ngôi nhà truyền thống Việt có nhiều ưu điểm trong ứng xử với môi trường tự nhiên, vừa liên kết khí tốt vừa có khả năng tách biệt khi cần nhờ chọn hướng, đóng mở hợp lý Nếp nhà truyền thống Việt được cha ông ta xử lý cẩn trọng và linh hoạt, có tính toán tùy vùng miền, cấu trúc và bao cảnh cụ thể, dựa trên các nguyên tắc chung về điều kiện khí hậu. Từ những “vợ đàn bà - nhà hướng nam” hay “trước cau - sau chuối”... các truyền tụng dân gian về phong thủy luôn thể hiện kinh nghiệm ứng xử với môi trường. Không phải cứ mở rộng cửa về hướng có gió vào là tốt, vì đặc thù gió của nước ta không đồng đều và thay đổi theo mùa, một số hướng tuy có gió nhưng lại kèm theo nắng gắt, nên phải vừa chắn và vừa đón linh hoạt. Gió lạnh từ đông bắc, gió quẩn, gió lùa... thì nhất quyết không nhận, không tiếp, không dẫn vào nhà được. Nguyên tắc "gió vào nhà trống” cũng cho thấy: có thoát gió ra được thì mới “bẫy” gió vào được nhờ dòng không khí đối lưu, chính là đặc thù phong thủy của ngôi nhà Việt một cách cơ bản: đón sinh khí - thoát thán khí - tránh tù khí. Rồi tùy theo vùng miền và cấu trúc nhà cụ thể mà bố trí các điểm phân tán gió để tránh gió quẩn, đắp gò hay tường chắn, trồng cây lá dày để ngăn gió lạnh, mở cửa lệch trục hoặc đặt bình phong để giảm luồng khí thông thẳng gây gió lùa... là những kinh nghiệm quý cần kế thừa. Việc cha ông ta kiêng nhà ngay ngã ba, tránh mở cửa phòng hay nhà xuyên trục Đối Môn… cũng là kiêng kỵ phong thủy rất khoa học. Thông gió xuyên phòng theo lối Khúc Tắc (uốn lượn) luôn cần thiết vì hợp khí hậu nhiệt đới ẩm. Nhưng “xuyên phòng” không có nghĩa là gió và người cứ đi qua ào ạt, nhà trống trước hụt sau. Tránh quan niệm không gian mở thuần túy là để trống tối đa, mà thiếu khả năng đóng khi cần. Như hai mặt đối lập Âm Dương thực ra là một, mở được thì phải đóng được, tùy thời điểm, tùy sinh hoạt, có lúc phải “mắt nhắm mắt mở” để lọc bớt bức xạ, điều tiết khí ra vào nội ốc. Những mảng kính lớn cố định hiện đại có thể rất mở về tầm nhìn, nhưng nếu không có cửa thông gió thì lại là đóng về mặt thoáng khí. Những khe hẹp sát trần hay cửa mái trên cao giúp khí nóng (do nấu bếp, sinh hoạt, máy móc, cơ thể tỏa nhiệt…) bốc lên có lối thoát ra ngoài, hình thành luồng khí đối lưu hiệu quả.                                                                              Giếng trời chung cư   Nhìn qua cơ chế thông gió… Trong điều kiện vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, luôn cần thông gió tự nhiên cho nhà để đạt 3 mục tiêu: nhận khí sạch, khí mới từ bên ngoài vào (tùy thuộc thiên nhiên, vùng bao cảnh); đẩy khí độc hại từ trong ra (do sinh hoạt, bếp núc, WC, đồ đạc…); và tạo vùng vi khí hậu nội thất dễ chịu hơn cho người sử dụng. Dĩ nhiên điều gì cũng có mặt trái, gió vào nhà sẽ mang theo cả bụi bặm, côn trùng, vi khuẩn hay thậm chí virus (tùy cơ chế phát tán) gây nguy hại cho sức khỏe. Khí xấu thoát ra cũng vậy, ra khỏi nhà mình rồi thì đi đâu, hay là… bay sang nhà người khác? Vào mùa nóng, máy điều hòa không khí cho văn phòng hiện nay tiêu thụ từ 40-50% tổng số điện năng của tòa nhà, còn nhà ở tư nhân cũng trên 35%, và các nghiên cứu sinh học đều chứng minh rằng việc hô hấp trong không khí tự nhiên luôn tốt hơn cho sức khỏe con người, tránh một số hội chứng Bệnh trong nhà đóng kín (Sick Building Syndrome). Giếng trời được xem là giải pháp khả dĩ cho vấn đề thông thoáng tự nhiên nhà cửa. Vấn đề là cách bố trí giếng trời và xử lý không gian trong / ngoài giếng trời thế nào cho hợp lý về vi khí hậu công trình. Không khí trong giếng trời và những không gian tương tự (như khe hở giữa các khối nhà) khi bị đốt nóng sẽ nhẹ hơn và bốc lên cao (kiểu như ống khói), tạo ra dòng không khí luân chuyển theo dạng đối lưu tự nhiên nhờ chênh lệch nhiệt độ không khí. Dĩ nhiên, tùy cách thức trổ cửa và hướng đón nhận gió vào - gió ra của một khu vực mà giếng trời đó có nhận và lan tỏa không khí trong lòng giếng vào các phòng hay không. Nhiệt thừa sinh ra càng lớn và chiều cao càng nhiều so với độ rộng thì “hiệu ứng ống khói” càng phát huy hiệu quả. Thực tế có lúc hàng xóm cách đó mấy căn hay mấy tầng lầu lệch nhau nấu món gì mà nhà ta đều ngửi thấy, đó chính là bởi cơ chế dẫn truyền không khí (theo gió, theo mùa, theo thời điểm) gây ra. Nguyên tắc cách ly trong không gian, cho dù là theo khoa học Tây phương hay kinh nghiệm Đông phương, đều dựa trên thực tiễn như vậy, tức là tránh đặt các nguồn gây ô nhiễm (ví dụ bãi rác, nhà xưởng) nằm ở đầu hướng gió chủ đạo và có khả năng phát tán, lan truyền khói, bụi, mùi qua nhiều miệng đón gió, lối hút gió khác nhau. Nếu có (dù chưa kiểm nghiệm chính xác nhưng giác quan cảm nhận được) thì vẫn cần ngăn chặn, phòng ngừa bằng các biện pháp tự nhiên và nhân tạo phù hợp.     Nhìn tới các hướng xử lý Với những ngôi nhà bố trí hệ thống thông gió thường xuyên thông phòng (dùng lam, cửa sổ lật trên cao, giếng trời hở, cửa chớp…) thì sẽ ít xảy ra hiện tượng gió lùa vì không có chênh lệch áp suất không khí nhiều giữa các không gian. Tuy nhiên do tâm lý và thực tế mở kiểu vậy khiến nhà đầy bụi, nhiều gia chủ hay bít kín các dạng lam gió, cửa chớp… Điều này lại dẫn đến hiện tượng khi mở cửa có thể xảy ra gió hút mạnh, gió lùa cục bộ, thậm chí hiện nay có quan điểm (chưa kiểm nghiệm toàn diện trên thực tế) cho rằng lây lan bệnh tật hô hấp qua hành lang chung, qua giếng trời chung cư, khiến nhiều cư dân bối rối, lo lắng. Nếu quan sát và phân tích đúng, sẽ thấy cần phải “có kiêng có lành” để tránh những bố trí sai lệch, dẫn đến thông gió thành… thông thống, qua các nguyên tắc cơ bản sau: - Đánh giá toàn diện các mặt đón gió và nhận gió tại nhà của mình cụ thể là những hướng nào. Mức độ thoáng mở có phân cấp (từ nhiều đến ít) sẽ giúp giảm các luồng không khí xấu lưu chuyển, nhất là từ khu vực có nhiều khí thải như phòng vệ sinh hoặc bếp, theo nguyên tắc Tọa Hung Hướng Cát, tức là đặt không gian bếp núc, khu vệ sinh, nhà kho, sân phơi… (tạm gọi khu B) về vùng xấu của nhà, và hướng các vị trí sinh hoạt cơ bản như ngủ, sinh hoạt, ăn, làm việc (gọi là khu A) về vùng được đón nhận luồng khí tốt. Khi gió chủ đạo vào khu A và thoát ra ở khu B, nắng sáng được nhận nhiều ở A và nắng chiều rọi vào B thì sẽ hợp lý về khử khuẩn, tốt cho sức khỏe (nhất là với người già và trẻ em). Hiện nay, với dạng nhà chung cư, bố trí phổ biến là lối vào căn hộ gần các chức năng cần “đóng” như khu vực bếp, vệ sinh, còn phần “mở” ra phía ban công, logia dành cho các không gian sinh hoạt như phòng ngủ, khách… là gần đạt yêu cầu, tuy nhiên không phải tất cả đều ổn, vì hướng gió thay đổi và các mặt tiếp xúc bên ngoài - bên trong của căn hộ khác nhau.     Dùng giếng trời có tính toán hợp lý tăng khả năng luân chuyển khí tốt hơn cho nhà phố đô thị - Cửa lấy gió vào nhà cần được đặt ở vị trí đầu gió và tại phía thấp, còn cửa để gió thoát ra cần đặt ở vị trí cuối hướng gió và ở điểm cao hơn trong phòng. Nếu phòng chỉ mở cửa được một phía thì cần phía đối diện gắn quạt hút cưỡng bức vào giếng trời hay hộp kỹ thuật. Cũng cần hiểu rõ đặc thù khí hậu nước ta vốn không đạt được hướng gió và vận tốc gió ổn định thường xuyên, nên dù có xoay nhà cửa về hướng thuận lợi đến đâu thì dân ta vẫn luôn phải… phe phẩy thêm quạt dù trời nóng hay lạnh. Mặt khác, vận tốc gió tăng dần theo tầng cao, nên không thể áp dụng 1 kiểu đóng - mở cửa giống nhau giữa các tầng nhà khác nhau được. Càng lên cao nắng chiếu càng gay gắt và gió càng mạnh, nên đòi hỏi bố trí cửa khác các tầng dưới. Đặc biệt, nếu nhà có mái dốc, thì phải cố gắng mở cửa (hoặc lam thông gió) cho không gian hầm mái để tránh tích tụ nhiệt, làm mát tự nhiên hiệu quả cho không gian sinh hoạt sát dưới mái nhà. - Về thông gió cưỡng bức (bằng cơ khí, hay chủ động nhờ hệ quạt hút, máy thổi): cũng theo các nguyên tắc thông gió tự nhiên. Nếu có “trái gió trở trời” như chuyển mùa, gió bão, mưa tạt, hay bên ngoài ô nhiễm, nhà khác đun nấu phả vào giếng trời chung… thì rất cần cơ chế đóng lại và thông gió cưỡng bức để tự bảo vệ mình. Cụ thể là tránh lạm dụng điều hòa không khí trung tâm mùa dịch này vì đây là nguồn phát tán vi khuẩn nguy hại. Nếu dùng máy điều hòa cục bộ từng phòng thì luôn có thời gian ngưng và mở cửa thông thoáng, bật quạt và gắn quạt hút để thoát khí trong phòng ra. Nhà bếp, vệ sinh đều cần có quạt hút, khử mùi và hút cưỡng bức vào hộp kỹ thuật, tránh để phòng kín và bức bí, đồng thời tránh gắn quạt hút từ nhà mình thổi sang nhà khác, ra hành lang chung. Lưu ý bố trí các miệng thổi gió vào và đẩy gió ra không được gần nhau. Nhà cửa xứ nhiệt đới gió mùa rất cần thông gió tự nhiên, mùa bệnh dịch hiện nay lại càng cần thoáng khí và tăng cường đối lưu không khí qua giếng trời, cửa lấy gió và hút gió. Nhưng không thể áp dụng một nguyên tắc cố định, bởi các hướng khí hậu, hướng giao tiếp và quan hệ của các nhà khác nhau. Thực tế hiện nay chưa thể chủ động kiểm soát được luồng không khí tự nhiên vào nhà với vận tốc mong muốn trong toàn phần thời gian, nhất là với nhà cao tầng. Giải pháp đón gió tự nhiên rồi thông gió đối lưu và kiểm soát tốc độ gió bằng hệ thống quạt chủ động đã được các nhà khoa học nghiên cứu và đề xuất, hiện đang tiếp tục thực nghiệm tại hiện trường để đúc kết thành các phương pháp tính toán và ứng dụng cụ thể trong các loại công trình khác nhau.

𝐓𝐀̣𝐈 𝐒𝐀𝐎 𝐍𝐄̂𝐍 𝐓𝐇𝐔𝐄̂ 𝐊𝐈𝐄̂́𝐍 𝐓𝐑𝐔́𝐂 𝐒𝐔̛ 𝐓𝐇𝐈𝐄̂́𝐓 𝐊𝐄̂́ 𝐍𝐆𝐎̂𝐈 𝐍𝐇𝐀̀ 𝐂𝐔̉𝐀 𝐁𝐀̣𝐍?

"𝘛𝘢̣𝘪 𝘴𝘢𝘰 𝘱𝘩𝘢̉𝘪 𝘵𝘩𝘶𝘦̂ 𝘬𝘪𝘦̂́𝘯 𝘵𝘳𝘶́𝘤 𝘴𝘶̛ 𝘯𝘩𝘪̉, 𝘵𝘳𝘦̂𝘯 𝘮𝘢̣𝘯𝘨 đ𝘢̂̀𝘺 𝘮𝘢̂̃𝘶 đ𝘢̂́𝘺 𝘵𝘩𝘰̂𝘪, 𝘭𝘢̣𝘪 𝘤𝘰̀𝘯 𝘵𝘰̂́𝘯 𝘵𝘪𝘦̂̀𝘯 𝘯𝘶̛̃𝘢. 𝘛𝘩𝘢̂́𝘺 𝘯𝘨𝘶̛𝘰̛̀𝘪 𝘵𝘢 𝘹𝘢̂𝘺 𝘯𝘩𝘢̀ đ𝘦̣𝘱 đ𝘰́, 𝘹𝘪𝘯 𝘭𝘢̀ đ𝘶̛𝘰̛̣𝘤, 𝘤𝘢̂̀𝘯 𝘨𝘪̀ 𝘱𝘩𝘢̉𝘪 𝘵𝘩𝘶𝘦̂ 𝘬𝘪𝘦̂́𝘯 𝘵𝘳𝘶́𝘤 𝘴𝘶̛ 𝘭𝘢̀𝘮 𝘨𝘪̀." Thật ra, xây một ngôi nhà không hề đơn giản như bạn nghĩ. Bạn sẽ thành một 𝒏𝒉𝒂̀ 𝒕𝒉𝒊𝒆̂́𝒕 𝒌𝒆̂́ 𝒏𝒈𝒉𝒊𝒆̣̂𝒑 𝒅𝒖̛ vừa làm chủ đầu tư, vừa làm thiết kế, vừa tư vấn giám sát xây dựng. Thì trong quá trình chuẩn bị cho tới thi công và hoàn thiện xảy ra những 𝒔𝒂𝒊 𝒔𝒐́𝒕, những 𝒍𝒂̃𝒏𝒈 𝒑𝒉𝒊́ là điều hiển nhiên. Thể nào bạn chẳng muốn thay chỗ này một tý, đổi chỗ kia một chút cho phù hợp với sở thích của mình? Rồi người này góp ý một chút, người kia góp ý một chút…cứ như thế mà thay đổi liên tục. Việc sửa chữa, thay đổi nhiều lần còn làm giảm đi giá trị công trình gia đình bạn. 𝑉𝑎̣̂𝑦 𝑣𝑖̀ 𝑠𝑎𝑜 𝑣𝑖𝑒̣̂𝑐 𝑡ℎ𝑢𝑒̂ 𝑚𝑜̣̂𝑡 𝑐𝑜̂𝑛𝑔 𝑡𝑦 𝑡ℎ𝑖𝑒̂́𝑡 𝑘𝑒̂́ 𝑙𝑎̀ đ𝑖𝑒̂̀𝑢 𝑐𝑎̂̀𝑛 𝑡ℎ𝑖𝑒̂́𝑡 𝑐ℎ𝑜 𝑏𝑎̣𝑛 𝑣𝑎̀ 𝑔𝑖𝑎 đ𝑖̀𝑛ℎ? 𝐃𝐮̛̣ 𝐭𝐨𝐚́𝐧 𝐜𝐡𝐢 𝐩𝐡𝐢́ 𝐱𝐚̂𝐲 𝐝𝐮̛̣𝐧𝐠 Một bộ hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công công trình xây dựng bao giờ cũng gồm bốn phần trong đó phần khai toán vật tư là bản dự toán chi tiết nhất chi phí bạn cần bỏ ra để hoàn thiện được ngôi nhà. Công ty kiến trúc sẽ gợi ý cho bạn, tư vấn cho bạn những sản phẩm phù hợp với điều kiện kinh tế, cũng như nguồn gốc, xuất xứ. Bạn sẽ tiết kiệm được thời gian cho việc tìm hiểu sản phẩm, giá cả, thương hiệu trong thời điểm mà thị trường đa dạng về mọi mặt hàng cả mẫu mã cũng như giá cả và chất lượng. 𝐊𝐞̂́𝐭 𝐜𝐚̂́𝐮 𝐱𝐚̂𝐲 𝐝𝐮̛̣𝐧𝐠 Nếu linh hồn là phần kiến trúc thì phần kết cấu xây dựng sẽ là khung xương ngôi nhà. Ngôi nhà sử dụng được lâu hay không thì quan trọng nhất là bản vẽ kết cấu xây dựng công trình. Vì vậy việc “copy” các mẫu nhà hàng xóm, hình ảnh trên mạng đưa vào xây dựng nhà mình thì chắc chắn rằng chỉ mang vẻ ngoài gần giống còn kết cấu bên trong hoàn toàn sơ sài. Dẫn đến mất cân bằng và không hợp lý khi chỉ thuê nhà thầu thi công. 𝐏𝐡𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐚́𝐧 𝐡𝐨̛̣𝐩 𝐥𝐲́ Bằng kiến thức và kinh nghiệm KTS mang đến cho bạn một phương án mặt bằng phù hợp với công năng và yêu cầu sử dụng của tất cả các thành viên trong gia đình. Mặt bằng đó được thiết kế tận dụng tối đa không gian để ở, sinh hoạt, giao thông đi lại sao cho lấy được ánh sáng tự nhiên, thông thoáng, … Ngoài ra bạn có thể hình dung được thẩm mỹ ngôi nhà với phong cách mang dấu ấn riêng của bản thân bạn. 𝐀𝐧 𝐭𝐨𝐚̀𝐧 Đội ngũ kỹ sư kết cấu cũng như điện và nước được đào tạo bài bản mang đến một bộ hồ sơ thiết kế kỹ thuật đầy đủ từ phần móng, tới thân, mái với từng lớp bố trí sắt, thép, gạch ngói, xi măng,… Mang đến kết cấu vững chắc, không hao phí, vừa an toàn, lại bền bỉ theo thời gian.

BAN CÔNG CÓ ĐƯỢC XÂY ĐUA RA ĐƯỜNG KHÔNG?

  Top of Form Căn cứ vào quyết định số 04/2008/QĐ-BXD về việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng thì vấn đề về việc xây ô văng được quy định như sau: Phần nhà được phép nhô quá chỉ giới đường đỏ trong trường hợp chỉ giới xây dựng trùng với chỉ giới đường đỏ Các quy định này cần được vận dụng phù hợp với giải pháp tổ chức không gian cụ thể của từng khu vực và thể hiện trong quy định về quản lý xây dựng theo đồ án quy hoạch của từng khu vực cụ thể và phải tuân thủ các quy định sau đây: Các bộ phận cố định của nhà: Trong khoảng không từ mặt vỉa hè lên tới độ cao 3,5m, mọi bộ phận của nhà đều không được nhô quá chỉ giới đường đỏ, trừ các trường hợp dưới đây: Đường ống đứng thoát nước mưa ở mặt ngoài nhà: được phép vượt qua đường đỏ không quá 0,2m và phải đảm bảo mỹ quan; Từ độ cao 1m (tính từ mặt vỉa hè) trở lên, các bậu cửa, gờ chỉ, bộ phận trang trí được phép vượt đường đỏ không quá 0,2m. Trong khoảng không từ độ cao 3,5m (so với mặt vỉa hè) trở lên, các bộ phận cố định của nhà (ô-văng, sê-nô, ban công, mái đua..., nhưng không áp dụng đối với mái đón, mái hè) được vượt quá chỉ giới đường đỏ theo những Điều kiện sau: Độ vươn ra (đo từ chỉ giới đường đỏ tới mép ngoài cùng của phần nhô ra), tùy thuộc chiều rộng lộ giới, không được lớn hơn giới hạn được quy định ở bảng 2.9, đồng thời phải nhỏ hơn chiều rộng vỉa hè ít nhất 1,0m, phải đảm bảo các quy định về an toàn lưới điện và tuân thủ quy định về quản lý xây dựng áp dụng cụ thể cho khu vực; Vị trí độ cao và độ vươn ra cụ thể của ban công phải thống nhất hoặc tạo được nhịp điệu trong hình thức công trình kiến trúc, tạo được không gian kiến trúc cảnh quan trong từng cụm nhà cũng như trong tổng thể toàn khu vực; Trên phần nhô ra chỉ được làm ban công, không được che chắn tạo thành lô-gia hay buồng. Độ vươn ra tối đa của ban công, mái đua, ô-văng   Chiều rộng lộ giới (m) Độ vươn ra tối đa Amax (m) Dưới 7m 0 7¸12 0,9 >12¸15 1,2 >15 1,4 Phần ngầm dưới mặt đất: mọi bộ phận ngầm dưới mặt đất của ngôi nhà đều không được vượt quá chỉ giới đường đỏ. Mái đón, mái hè phố: khuyến khích việc xây dựng mái hè phục vụ công cộng để tạo Điều kiện thuận lợi cho người đi bộ. Mái đón, mái hè phố phải: Được thiết kế cho cả dãy phố hoặc cụm nhà, đảm bảo tạo cảnh quan. Đảm bảo tuân thủ các quy định về phòng cháy chữa cháy. Ở độ cao cách mặt vỉa hè 3,5m trở lên và đảm bảo mỹ quan đô thị. Không vượt quá chỉ giới đường đỏ. Bên trên mái đón, mái hè phố không được sử dụng vào bất cứ việc gì khác (như làm ban công, sân thượng, sân bày chậu cảnh...). Ghi chú: Mái đón: là mái che của cổng, gắn vào tường ngoài nhà và đua ra tới cổng vào nhà và hoặc che một phần đường đi từ hè, đường vào nhà. Mái hè phố: là mái che gần vào tường ngoài nhà và che phủ một đoạn vỉa hè. Phần nhô ra không cố định: Cánh cửa: ở độ cao từ mặt hè lên 2,5m các cánh cửa (trừ cửa thoát nạn nhà công cộng) khi mở ra không được vượt quá chỉ giới đường đỏ. Chỉ giới đường đỏ: là đường ranh giới phân định giữa phần lô đất để xây dựng công trình và phần đất được dành cho đường giao thông hoặc các công trình kỹ thuật hạ tầng. Bạn có thể căn cứ vào diện tích đất và bản đồ hiện trạng đất để xác định hai tiêu chí:   Một là bề rộng mặt đường nơi bạn định đua ô văng , mái che, nếu bề rộng mặt đường từ 7m trở lên thì bạn có thể đua ô văng mái che tại các tầng có độ cao từ 3,5m trở lên, cụ thể bạn được đua ra bao nhiêu mét bạn vui lòng tham khảo bảng nêu trên. Hai là chỉ giới đường đỏ ở vị trí nào thì bạn chỉ có quyền xây phần móng công trình và những phần nằm trong độ cao dưới 3,5m ( thường là tầng trệt) trong phạm vi đất thuộc sở hữu của bạn. diện tích phần ban công đưa ra tính từ chỉ giới đường đỏ. Bottom of Form  

Phòng thờ nên đặt ở đâu trong nhà?

Việc thờ cúng gia tiên là nét sinh hoạt độc đáo trong văn hóa người Việt, tạo nên sự khác biệt trong ngôi nhà so với các biệt thự lâu đài phương Tây. Bởi vậy dù chỉ là gian nhà cấp 4 hay biệt thự cao cấp thì người Việt không thể nào thiếu gian phòng thờ. Vậy phòng thờ nên đặt ở đâu? Cần lưu ý gì khi thiết kế phòng thờ? Có nên đặt phòng thờ tại tầng trệt không? Hiện nay, vai trò của kiến trúc sư không chỉ dừng lại ở việc thiết kế, sáng tạo những không gian chất lượng mà còn có vai trò tư vấn, định hướng cho chủ nhà để họ sở hữu không gian sống hoàn hảo và đúng với mong đợi nhất. Do đó, dựa vào kinh nghiệm nhiều năm trong thiết kế, tư vấn kiến trúc và nội thất những câu hỏi trên sẽ được chúng tôi giải đáp trong nội dung bài viết dưới đây.       Phòng thờ nên đặt ở đâu trong nhà Biệt thự 1 tầng, nhà 3 gian 2 chái, nhà cấp 4 ….vì không có các tầng bên trên nên sẽ không phạm vào điều cấm kỵ trong phong thủy. Vậy nên theo kinh nghiệm thiết kế vị trí phòng thờ có thể đặt ở giữa nhà hoặc ở những nơi thông thoáng. Ngoài ra phòng thờ cũng nên đặt ở theo hướng của chủ nhà. Chẳng hạn như với gia chủ mệnh Đông tứ trạch thì bàn thờ nên theo hướng Bắc (Khảm), Nam (Ly), Đông Nam (Tốn) hay Đông (Chấn); còn với gia chủ mệnh Tây tứ trạch thì bàn thờ nên theo hướng Tây Bắc (Càn), Tây Nam (Khôn), Tây (Đoài) hay Đông Bắc (Cấn). Theo phong thủy, đặt bàn thờ cần phải “tọa cát hướng cát” tức là nằm ở vị trí tốt và nhìn ra hướng tốt so với tuổi của gia chủ. Việc đặt bàn thờ đối diện cửa ra vào nếu thỏa mãn về phương vị và hướng thì là một cách bố trí tốt về phong thủy. Bên cạnh đó cần chú ý một số điều sau: – Không đặt bàn thờ nhìn ra hướng Ngũ quỷ: Đông Bắc, hướng Tây Nam. – Không đặt bàn thờ ở hướng Tây Nam nhìn ra hướng Đông Bắc. – Không đặt bàn thờ ở Đông Bắc nhìn hướng Tây Nam.   Vì phòng thờ là nơi các vị thần linh cư ngụ, vậy nên phòng thờ nên sắp xếp ở nơi thông thoáng, tránh các vị trí ẩm thấp, tránh nhìn thẳng ra bếp hoặc cửa phòng ngủ. Nếu đặt ở vị trí ẩm thấp thì các vị thần linh không nhận được sinh khí, gió và ánh sáng từ bên ngoài mang vào. Còn bếp và phòng ngủ là nơi riêng tư vậy nên cũng nên tránh đặt phòng thờ hướng vào các khu vực này. Những ngôi nhà 1 tầng hay biệt thự vườn thường sử dụng xà ngang, vậy nên khi đưa ra phương án cho phòng thờ nên đặt ở đâu bạn cần tránh đặt ở dưới xà ngang. Bởi nó sẽ khiến cho các thành viên trong nhà cảm thấy đau đầu, mệt mỏi và thường xuyên bệnh tật. Theo các quy tắc về phong thủy, phòng thờ thường được nơi cao nhất để mang may mắn và tài lộc đồng thời để tránh để người ngoài nhìn thấy được bài vị của tổ tiên cũng như tránh việc đặt phòng thờ nơi tầng dưới đông người qua kẻ lại ….. Để trang trí cho phòng thờ, thường chủ nhà nên bố trí thêm bức hoành phi, câu đối, bộ bàn ghế, tiểu cảnh giúp điều hòa không khí, cân bằng âm dương. Ngoài ra còn có tác dụng để gia chủ thư giãn, trút bỏ mọi ưu phiền, lo lắng và hướng về cội nguồn, quá khứ.  

Kinh nghiệm xây nhà phố

Người ta thường nói: “An cư mới lạc nghiệp”, một căn nhà khang trang chính là nơi gia đình quây quần bên nhau, là nơi ta quay về vào cuối mỗi ngày sau công việc mệt nhọc, nơi ta sinh hoạt, nghỉ ngơi, thư giãn… ngôi nhà, nó quyết định người ở trong đó có cảm thấy thoải mái, yên ấm tuyệt không, ảnh hưởng trực tiếp đến tiêu chuẩn cuộc sống của các thành viên trong gia đình. Xây được một ngôi nhà mà lại là nhà phố ưng ý thực sự khó với những người chưa có một chút kinh nghiệm. Bài viết này sẽ chia sẻ về những việc mà bạn cần biết và phải làm trước khi đây xây ngôi nhà mơ ước cho gia đình mình, kinh nghiệm xây nhà phố.   Bước 1: Xác định đất thi công nhà, nhất là là phố Chọn cho mình mảnh đất phù hợp: thích hợp ở đây là vị trí dễ dàng, hướng đẹp (Nam hoặc Đông Nam là đẹp nhất), diện tích đủ với yêu cầu dùng (quá to, xây lên không sử dụng hết công năng sẽ gây lãng phí, tốn kém vô ích). Mảnh đất lý tưởng có chiều rộng bằng 2/3 chiều dài. Thường thì nhà Việt Nam thường ở dạng ống nên nếu mảnh đất của bạn vuông vức thì xin chúc mừng bạn.   Bước 2: Lập kế hoạch xây nhà cửa Hộ gia đình thảo luận và quyết định xây nhà: Số tầng, số phòng, diện tích, bỏ tiền khoảng bao nhiêu, công năng sử dụng, có tính vừa ở vừa kinh doanh nhà trọ tốt không… Từ ý tưởng sơ bộ hãy áng chừng ngân sách, có thể hỏi những người đã từng có một chút kinh nghiệm trong việc này. Xác minh khoảng chi phí bỏ ra, hết kinh phí thì vay tốt huy động ở đâu? Đây là điều QUAN TRỌNG nếu không muốn nhà xây dở dang, lãng phí tiền của và thời gian, cũng tránh tình trạng chủ nhà “vung tay quá trán” rồi “kéo cày trả nợ” dài dài. Kinh nghiệm: Hãy viết tất cả các khoản kinh phí cần thanh toán, tính số giá cả tổng xây dựng và hãy thêm 10% trong tổng số để dự trù tiền (Phòng thay đổi khi các bạn muốn thay đổi thiết kế ban đầu và thay đổi sang vật tư tốt hơn) Hoặc hãy tìm người lập dự toán. Họ sẽ làm công việc bóc tách, tính toán lượng vật tư…và họ sẽ tính cho bạn chi phí xây dựng một cách rất chính xác.     Bước 3: Xác minh thời điểm xây dựng nhà cửa Xem tuổi xây nhà: “Lấy vợ xem tuổi đàn bà, làm nhà xem tuổi đàn ông” Xây nhà cửa vào mùa thời tiết thuận lợi: Tránh mùa mưa bão để giảm ảnh hưởng xấu đến dự án xây dựng và tiến độ thi công.Kinh nghiệm thi công nhà cửa cho thấy thường người ta chọn thời điểm từ tháng 8 -12 vì thời tiết mát mẻ, không còn mưa quá to, thi công sẽ kết thúc đón tết dọn về nhà mới.   Bước 4: Chọn mẫu nhà hoặc thuê kiến trúc sư Một mẫu nhà thiết kế đẹp chỉ cần như sau: Phối cảnh bên ngoài tòa nhà Các bản vẽ các tầng của tòa nhà (hiện tại rất ít website nhà đẹp có các bản vẽ này). Điều này rất cần thiết vì nó sẽ cho các bạn hiểu được công năng của ngôi nhà, và các bạn có thích công năng đó không. Phối cảnh về trang trí nội thất bên trong Nếu các bạn biết tiếng Anh cần truy cập Google và nhập “House Plan” hoặc “Architect” nó sẽ cho bạn nhiều mẫu thiết kế nhà. Tuy nhiên nếu các bạn sử dụng các dữ liệu có sẵn từ internet bạn vẫn cần phải điều chỉnh lại cho thích hợp, vì như đã nói ở trên khác với phương Tây, nhà Việt Nam thường là dạng nhà ống. Để làm điều này, bạn có thể sẽ thuê kiến trúc sư (KTS). Kiến trúc sư sẽ giúp các bạn có mẫu nhà phù hợp với nhu cầu và ngân sách dự kiến của mình. Theo quy định của Bộ Xây Dựng: Nhà có diện tích > 250m2, trên 3 tầng thì bắt buộc phải do cá nhân hoặc tổ chức có đủ năng lực thiết kế. Chủ nhà tự thiết kế là hành vi vi phạm pháp luật.   Bước 5: Tìm kiếm thông tin nhà thầu và kinh phí Những nội dung nên tìm kiếm bao gồm: Căn cứ vào các công trình tương tự nhà thầu đã làm trước đây, đi quan sát, hỏi để đánh giá được năng lực, một chút kinh nghiệm, sự chuyên nghiệp và sự trong sạch của nhà thầu. Nhà thầu phải có vừa đủ giấy tờ hợp lí chứng minh có khả năng, năng lực thi công. Tìm hiểu về thông tin giá cả xây dựng. Giá xây dựng hiện tại của thị trường vào khoảng 3 triệu đến 3,1 triệu/m2. Hãy nhớ đừng chọn giá rẻ, vì người ta thường nói: “Của rẻ là của ôi”. Các nhà thầu thi công giá rẻ sẽ tìm cách để giảm chất lượng dự án để tăng lợi nhuận cho họ. Bởi vậy căn nhà của bạn thay vì độ bền là 100 năm nó chỉ còn khoảng 20 năm mà thôi.     Bước 6: Quyết định thi công nhà trọn gói, phần thô thuê nhân công Sau khi tìm hiểu thông tin về các nhà thầu, chi phí… bây giờ là lúc bạn sẽ đưa ra quyết định các phương án thi công nhà cửa của mình như thế nào: Xây nhà cửa trọn gói dạng chìa khóa trao tay: hình thức này là chủ nhà khoán trọn gói cho nhà thầu xây dựng, kể về phần vật tư phần thô và vật tư hoàn thiện. Gói vật tư phần thô và thi công hoàn thiện: hình thức này nhà thầu chịu trách nhiệm về xây dựng trọn gói phần thô cho chủ nhà. Phần thô định nghĩa bao gồm: cát, đá, xi măng, gạch, dây điện, thép… Vật tư phần thô sẽ do nhà thầu nhận trách nhiệm và theo chỉ thị từ chủ nhà. Phần vật tư hoàn thiện ví dụ: gạch lát nền, trang trí nội thất… thì chủ nhà sẽ mua và nhà thầu tiến hành thi công lắp đặt. Thuê nhân công: hình thức này chủ nhà chịu trách nhiệm mua vật tư toàn bộ, nhà thầu chỉ chịu trách nhiệm thi công. Hiện tại các công ty xây dựng uy tín đang dần dần bỏ hình thức này vì nó không tạo ra giá trị. Nên nếu chọn hình thức này chủ nhà phải kiếm được các đội thi công có trách nhiệm thực hiện. Việc của bạn là đặc biệt chú ý chọn hình thức thi công nào cho phù hợp với điều kiện của bản thân. Nếu các bạn chọn thuê nhân công thì bạn cần phải biết những điều sau đây: Tốn thời gian vào kiểm soát vật tư xây dựng do nhân công thuê sẽ không có trách nhiệm việc này, và việc kiểm soát là không đơn giản. Thời gian xây dựng công trình thường bị kéo dài so với dự kiến vì kiểm soát tiến độ thi công, chỉ cần tiến hành bài bản và nghiêm khắc. Do các công ty xây dựng uy tín đã dần bỏ loại hình thuê nhân công. Bạn chỉ có thể kiếm được các đội nhân công tay ngang làm việc theo kinh nghiệm bản thân. Bên cạnh đó việc “bỏ của chạy lấy người” là điều hoàn toàn có thể xảy ra khi đội nhân công đó cảm thấy có một công trình xây dựng khác cho họ nhiều lợi ích hơn. Đọc đến đây thì bạn đã biết được điểm mạnh, điểm yếu và biết được mình cần chọn cho mình phương án nào rồi phải không! Khách hàng của chúng tôi sau khi tham khảo các phương án trên đều chọn cho mình gói thi công – xây dựng nhà cửa trọn gói để tối ưu nhất cho nhu cầu của họ. Bước 7: Ký kết dựa trên hợp đồng xây dựng Bạn chỉ cần đọc kỹ điều khoản trong hợp đồng xây dựng và những điều khoản cơ bản mà các bạn cần lưu ý như sau: Tiến độ thực hiện của công trình xây dựng Giá trị hợp đồng Vật tư dùng của nhà thầu là những loại vật tư gì. Cách tính phát sinh và các phương pháp giải quyết Chế độ giám sát công trình Phạt vi phạm hợp đồng từ 2 phía Chế độ bảo hành và bảo trì xây dựng. Trên đây là những điều bạn nên tìm hiểu trước khi chuẩn bị thi công – xây dựng nhà. Tuy nhiên bạn cũng không nên quá lo lắng do trong quá trình tư vấn các bạn đã được các kỹ sư tư vấn cho bạn các thông tin quan trọng mà bạn cần nắm rõ.  

Facebook Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng City Luxury Việt Nam Zalo Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng City Luxury Việt Nam Messenger Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng City Luxury Việt Nam